MỐI QUAN HỆ 101:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TÌNH YÊU BỀN VỮNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Khi các mối quan hệ trong năm nhất đại học gặp khó khăn, hãy để khoa học giúp bạn.
Những điểm chính
- Các mối quan hệ ở khoảng cách xa trong năm đầu đại học có thể lành mạnh và khả thi, chứ không có nhiều vấn đề như bạn nghĩ.
- Nếu chỉ có tình yêu, thì không đủ cho một mối quan hệ lành mạnh. Một mối quan hệ lành mạnh phải có sự giao tiếp tốt, tránh “drama”, và tôn trọng người khác.
- Một phần ba các mối quan hệ đại học trải qua bạo lực khi hẹn hò. Để nhận biết dấu hiệu, hãy xem bạn bè thân thiết hoặc gia đình nghĩ gì về người mà bạn lựa chọn.
Môi trường đại học luôn có những trải nghiệm mới: bắt đầu một cuộc sống mới, những người bạn mới, sự tự do mới, và trải nghiệm mối quan hệ mới. Không hề ngạc nhiên khi mối quan hệ lãng mạn liên quan đến những khoảnh khắc hạnh phúc nhất của cuộc đời. Vì thế, điều quan trọng là hãy tránh những mối quan hệ có vấn đề, gây nguy hiểm cho việc học đại học và cả hạnh phúc của bạn. Dưới đây là một vài trải nghiệm mối quan hệ thông thường mà sinh viên gặp phải trong năm đầu đại học:
Các mối quan hệ ở khoảng cách xa
Khi rời nhà vào đại học, bạn mang theo chiếc gối yêu thích và những bộ đồ tuyệt nhất của mình, nhưng liệu bạn có thể mang theo người thương thời trung học không? Nếu không, và người bạn đó vẫn ở quê nhà hay một ngôi trường khác, thì không sao cả vì 75% sinh viên yêu xa suốt thời đại học.
Mối quan hệ này có thể khó khăn vì bạn không thể nhìn thấy người đó nhiều, và có thể cảm thấy cô đơn. Tuy nhiên, đừng lo lắng; yêu xa nhìn chung không tệ hơn yêu gần. Nó cũng có một vài lợi ích như nhìn nhận nhau tích cực hơn và hài lòng hơn với giao tiếp trong mối quan hệ, vì thế bạn nên chống lại ý muốn nghỉ học để đến gần họ (dù là ở quê nhà hay một ngôi trường khác). Bạn có thể chỉ cần nỗ lực thêm một chút để duy trì sự gần gũi với người đó (nhắn tin, facetime, zoom).
Đương đầu với việc chia tay
Vì nhiều lý do, chia tay thường xảy ra trong năm nhất đại học. Có thể mối quan hệ ở trường phổ thông không thuận lợi, hoặc thất bại trong mối quan hệ mới ở trường đại học. Chia tay có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực và ít chắc chắn trong cảm nhận “bạn là ai”. Tuy nhiên, khi dự đoán về những điều tồi tệ sau chia tay, những sinh viên cho rằng nó sẽ tệ hơn như vậy. Thực tế, trên 41% sinh viên đại học nhìn nhận việc chia tay là trải nghiệm tích cực, đặc biệt nếu người cũ níu kéo họ. Để vượt qua việc chia tay, hãy thử viết về những khía cạnh tích cực của trải nghiệm này, dựa vào sự hỗ trợ của xã hội, và tránh quay lại với người cũ. Trên thực tế, thay vì ngay lập tức trở lại với một mối quan hệ, hãy dành thời gian ở một mình và tập trung vào bản thân bởi vì nhận thức rõ ràng về việc bạn là ai sẽ mang đến những mối quan hệ tốt hơn.
Bắt đầu một mối quan hệ mới
Một trong những đặc tính trải nghiệm đại học có thể là việc hình thành những mối quan hệ mới. Nhưng tìm nó ở đâu? Và nhiều lần, sự thu hút là một vấn đề thiết yếu. Tuy nhiên, sống khép kín có thể không phải là nền tảng tốt nhất cho một mối quan hệ lành mạnh. Nếu tồn tại luật hấp dẫn, có thể nói rằng bạn nên tìm kiếm ai đó tương đồng với bạn nhất có thể.
Nếu bạn là một người ham học, yêu bãi biển, và say mê Netflix, người đó có lẽ cũng vậy. Khi tìm kiếm tình yêu, bạn sẽ muốn khám phá liệu rằng người khác có hứng thú hay không. Đối tượng bạn chú ý có “để ý” bạn không hay chỉ đơn giản là có gì trong mắt họ? Ở đây, điều quan trọng là nhận ra rằng đàn ông có khuynh hướng xem một điều là sự quan tâm ở nơi có thể không tồn tại. Một câu nói “xin chào” vô ý từ một cô gái có thể được giải nghĩa thành “cô ấy muốn kết nối”
Xây dựng một mối quan hệ lành mạnh
Mọi người đều muốn có một mối quan hệ tuyệt vời. Để hoàn thành mục tiêu này, bạn nên xây dựng mối quan hệ xung quanh tình bạn bền vững dựa trên lòng tin, sự gần gũi, trung thực, và cởi mở bao gồm việc tự bộc lộ bản thân cho nhau. Để đạt được điều này, giao tiếp tốt là quan trọng, đặc biệt khi thảo luận vấn đề.
Nhiều người (lầm tưởng) cho rằng bất đồng có thể hủy hoại các mối quan hệ. Tuy nhiên, bạn nên tạo cảm giác an toàn trong mối quan hệ để thảo luận về những vấn đề nhỏ chắc chắn nảy sinh để chúng không trở nên quá lớn. Quan trọng nhất là cần tránh các hình thức giao tiếp tiêu cực như chỉ trích, phòng thủ quá mức, từ chối nói chuyện/im lặng, hoặc thiếu tôn trọng hay khinh thường.
Nghiên cứu cho thấy rằng các mối quan hệ với kiểu giao tiếp này gần như chắc chắn sẽ kết thúc. Cuối cùng, các mối quan hệ lành mạnh và giao tiếp tốt đều dựa trên sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau. Thể hiện những phẩm chất này với người thương của bạn bằng cách thảo luận rõ ràng và bình tĩnh về các vấn đề, nói rõ cảm giác của bạn mà không đổ lỗi hay công kích và dành thời gian để thực sự lắng nghe quan điểm của họ.
Tình yêu quan trọng, nhưng chưa đủ
Yêu đương rõ ràng là đặc điểm chính của một mối quan hệ lãng mạn. Nhưng nó có thể không phải là kiểu tình yêu như bạn nghĩ. Có hai loại tình yêu chính: tình yêu đồng hành dựa trên tình bạn và tình yêu say đắm dựa trên sự hấp dẫn và mối bận tâm với người yêu. Chuyện tình cảm với người yêu là bạn thân có khả năng kéo dài hơn.
Khi nghĩ về tình yêu, hãy tránh lầm tưởng rằng tình yêu chinh phục tất cả. Tình yêu thương là thành phần chính, nhưng không có nghĩa là bạn phải chấp nhận những hành vi thiếu tôn trọng hoặc lạm dụng. Một người thực sự yêu bạn quan tâm đến bạn, ưu tiên bạn, đối xử tử tế và tôn trọng, và chỉ muốn những gì tốt nhất cho bạn.
Mối quan hệ lạm dụng
Mặc dù hầu hết các mối quan hệ không bị lạm dụng thể xác hoặc bằng lời nói, nhưng tỷ lệ bạo lực khi hẹn hò đang gia tăng và xảy ra ở khoảng 1 trong số 3 mối quan hệ thời đại học. Tuy nhiên, những người có mối quan hệ lạm dụng thường tin rằng đó là điều bình thường và xảy ra trong hầu hết các mối quan hệ bởi vì nó xảy ra trong mối quan hệ mà họ đang trải qua.
Nhưng hãy nhìn lại các số liệu thống kê. Hầu hết các sinh viên đại học đều có những mối quan hệ vui vẻ, lành mạnh. Hãy đảm bảo tránh xa các yếu tố có thể thúc đẩy bạo lực trong mối quan hệ, chẳng hạn như mức độ phụ thuộc cao và sử dụng rượu. Nếu bạn hoặc bạn bè bị lạm dụng mối quan hệ, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ trung tâm tư vấn trong trường. Điểm mấu chốt là lạm dụng sẽ tự động phá vỡ liên kết bởi, vì các mối quan hệ là một trong những phần hạnh phúc và viên mãn nhất trong cuộc đời bạn.
Duy trì mối quan hệ tồi tệ
Rõ ràng, không ai mong muốn có một mối quan hệ tồi tệ, vậy tại sao mọi người lại mắc kẹt trong đó? Thứ nhất, có thể vì kỳ vọng của họ quá thấp hoặc nghĩ rằng họ không thể làm tốt hơn người yêu hiện tại. Thứ hai, chúng ta có xu hướng thích những người củng cố quan điểm của mình. Nếu bạn có quan điểm tiêu cực về bản thân, bạn sẽ có xu hướng tìm kiếm những người khác cũng nhìn nhận bạn theo cách đó.
Người yêu có quan điểm tiêu cực về bạn không có khả năng đối xử tốt với bạn, điều này có thể làm giảm kỳ vọng mối quan hệ và lòng tự trọng của bạn, từ đó vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Điều quan trọng là tránh đánh mất bản sắc của chính bạn khi trở nên quá thân thiết với người yêu. Để giúp nhận biết liệu bạn có đang trong một mối quan hệ tồi tệ hay không, bạn nên quay sang những người thân (bạn cùng phòng, bạn bè, cha mẹ), họ là những người đánh giá mối quan hệ của bạn tốt hơn bạn. Nếu họ đề nghị bạn rời khỏi một mối quan hệ, bạn có thể khôn ngoan khi xem xét lời khuyên của họ một cách nghiêm túc.
Lời nhắn gửi
Một mối quan hệ bền vững và lành mạnh sẽ giúp bạn trở thành một người hạnh phúc và tốt đẹp hơn, mà không yêu cầu bạn phải từ bỏ tình bạn hoặc mục tiêu học tập của mình. Việc tìm hiểu những điều cơ bản về các mối quan hệ lành mạnh này sẽ có ích trong năm đầu tiên đại học và cũng sẽ có lợi cho các mối quan hệ trong tương lai của bạn, theo cách giúp bạn trải nghiệm một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn hơn.
Tài liệu dịch:
Lewandowski, G., W. (2021). Relationships 101: How To Have Strong College Relationships. Truy xuất từ: https://www.psychologytoday.com/us/blog/the-psychology-relationships/202108/relationships-101-how-have-strong-college-relationships